ISLANDS - Nước ngập
Dữ liệu vào: Standard input
Dữ liệu ra: Standard output
Giới hạn thời gian: 1.0 giây
Giới hạn bộ nhớ: 128 megabyte
Đăng bởi: Ngapt

Các nhà khoa học đang mô hình hóa quá trình nước ngập của một vùng đất khi bị nước dâng lên do hiện tượng tan băng ở hai cực trái đất. Các nhà khoa học biết độ cao của các vùng đất và giả sử họ dự tính được mực biển sau từng năm. Hơn thế nữa, do cấu tạo địa tầng yếu, nước có thể đi xuyên qua các lớp địa tầng một cách dễ dàng. Do đó, nếu mực nước biển dâng lên bằng với độ cao của vùng đất thì coi như vùng đất đó bị ngập.

Giả sử vùng đất đang quan sát được chia thành mxn ô vuông nhỏ, mỗi ô đất vuông con có cùng độ cao. Bằng mô hình đó, các nhà khoa học có thể dự đoán vào năm nào thì một ô đất vuông bị ngập nước.

Cho biết trước dữ liệu đó, hãy xác định vào năm nào đó thì vùng đất đang xét có bao nhiêu mảnh đất không bị ngập nước. Một mảnh đất không bị ngập nước là tập các ô đất không bị ngập nước liên thông cạnh với nhau.

Xét một ví dụ một vùng đất kích thước 4x5 ô, giá trị các ô là năm mà nước sẽ ngập ô đó. Trong ví dụ dưới đây, các ô màu trắng chỉ nước ngập và đen là chưa ngập. Vào năm thứ nhất, có 2 mảnh đất không bị ngập nước và năm thứ 2 là 3.


Dữ liệu vào:

  • Dòng đầu ghi hai số mn. (0 <m, n <= 1000)
  • Mỗi dòng trong m dòng tiếp theo ghi n số, số thứ j của dòng (i+1) ghi một số thể hiện năm mà ô đất (i,j) bị ngập, giá trị này nằm trong [1, 1E9].
  • Dòng tiếp theo ghi số T là số câu hỏi cần trả lời (1<T<1E5).
  • Dòng cuối ghi T số (0<=t1<=t2<=... <=tT<1E9) là các thời điểm cần xác định số mảnh đất không bị ngập nước.

Dữ liệu ra:

  • Ghi T số là số mảnh đất không bị ngập nước ở các thời điểm được hỏi.

Ví dụ

  • input
    4 5
    1 2 3 3 1
    1 3 2 2 1
    2 1 3 4 3
    1 2 2 2 2
    5
    1 2 3 4 5
    output
    2 3 1 0 0
Back to Top